CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG CỤC KÊ CỐT THÉP

Hướng dẫn cách sử dụng cục kê cốt thép bằng bê tông trong cấu kiện bê tông cốt thép.

Ngày đăng: 03-11-2016

43,206 lượt xem

1/ Chọn loại cục kê cốt thép bằng bê tông:

Tuy các cục kê cốt thép đều có tính năng gần giống nhau nhưng việc chọn đúng loại cục kê sẽ giúp cho việc thi công được nhanh chóng và hiệu quả. Việc lựa chọn loại cục kê cốt thép dựa vào các yếu tố sau:

  • Chiều cao cục kê:

Chiều cao danh định của cục kê bê tông là các kích thước để tạo ra chính xác chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép. Đây là thông số quan trọng nhất và cần phải được xác định đầu tiên khi đặt hàng cục kê bê tông.

Đối với các cục kê bê tông đơn năng có hình dạng đơn giản như hình vuông, hình trụ thì chiều cao cục kê là cố định khi sử dụng. Đối với loại cục kê đa năng thì tùy theo phương lắp đặt mà chiều cao để kê cốt thép sẽ khác nhau. Trong cùng một dự án, khi các kết cấu với các chiều dày lớp bảo vệ khác nhau thì thực tế nên chọn loại cục kê đa năng có các kích thước tương ứng (nếu có) để việc đặt hàng  được thuận tiện và có thể tận dụng hết các cục kê.

Cục kê thép bằng vật liệu bê tông

  • Mục đích sử dụng:

Nhìn chung, các cục kê bê tông đơn giản có thể sử dụng cho tất cả các kết cấu. Tuy nhiên có một số loại cục kê được thiết kế cho các mục đích sử dụng riêng biệt như cục kê góc cho dầm và cột, cục kê dĩa cho kết cầu hình trụ.

Loại cục kê hình đĩa có lỗ ỡ giữa thường được sử dụng cho các thanh thép của cấu kiện có hình lăng trụ tròn như cọc ống, cột tròn. Các cục kê hình đĩa này cũng có thể sử dụng để đở các thanh cốt thép dọc của dầm, cột. Tuy nhiên do phải luồn các cục kê hình đĩa này vào thanh thép trước khi lắp đặt cách sử dụng này có một số bất tiện và đòi hỏi người thi công phải được hiểu biết trước khi thi công.

Cục kê dạng hình đĩa sử dụng cho thép nằm ngang

Hiện nay đã có nhiều loại cục kê với hình dáng và công dụng khác nhau để chọn lựa. Do đó người sử dụng cần tham khảo trước và chọn lựa đúng loại cục kê để mang lại hiệu quả cao nhất.

Các sản phẩm kê thép bằng bê tông

Tìm hiểu thêm các loại cục kê cốt thép bằng bê tông ở phần Sản phẩm cục kê thép bằng bê tông.

  • Tư thế lắp đặt:

Phổ biến có 3 tư thế lắp đặt cục kê liên quan đến quyết định chọn lựa:

- Lớp bảo vệ trên mặt phẳng nằm ngang của sàn, dầm

- Lớp bảo vệ trong mặt phẳng đứng của cột, tường

- Lớp bảo vệ ở góc của cấu kiện hình lăng trụ (dầm, cột tiết diện chữ nhựt)

Cục kê thép cho cốt thép đặt đứng

  • Độ cứng chắc của bề mặt nền:

Các cục kê được bố trí bên dưới để đở cốt thép sẽ bị các lực tác động từ bên trên như trọng lượng của thép, công nhân, thiết bị. Khi đó nếu diện tích bề mặt tiếp xúc của cục kê đặt trên mặt nền đá, đất không đủ lớn thì chúng có thể bị lún xuống trong quá trình thi công. Điều kiện này trong thực tế làm giảm chiều dày của lớp bê tông bảo vệ đã yêu cầu.

Nếu khả năng cho phép, Nhà thầu thường thi công trước lớp bê tông lót nhằm tạo mặt nền bằng phẳng, sạch sẽ và cứng chắc để làm chỗ chống đỡ cho cốt thép. Nếu bề mặt nền không cứng chắc thì nên chọn loại cục kê có diện tích bề mặt tiếp xúc đủ lớn. Các cục kê loại này thường có hình dạng thông dụng là hình vuông hoặc tròn.

Cục kê hình vuông cho thép nền

  • Liên kết giữa cục kê và cốt thép:

Để giữa cục kê cố định cùng với cốt thép thường có 3 lựa chọn:

  • Cục kê bê tông được trên mặt nằm ngang và đặt cốt thép bên trên. Nhờ trọng lượng của và sự cố định của các thanh thép trong lưới thép nên không cần phải buộc liên kết. Các cục kê trong trường hợp này đóng vai trò kê cao cho đủ chiều dày lớp bảo vệ.
  • Cục kê bê tông có lỗ tròn ở giữa để luồn thanh thép qua. Nhờ đó các cục kê được gắn liền với các thanh thép và không bị rời ra dù có di chuyển thanh thép.
  • Cục kê bê tông có dây kẽm hoặc móc thép, nhựa để liên kết với cốt thép. Nhờ các móc hay dây kẽm và cục kê được giữ đúng vị trí và không bị dịch chuyển, rơi tuột. Các liên kết này cần thiết khi các cục kê lắp ở mặt phẳng đứng, khi phải cẩu lắp lồng thép hoặc đầm bê tông.
  • Đường kính cốt thép:

Đối với các cục kê hình đĩa có lỗ tròn, hoặc các cục kê có móc thì cần phải bảo đảm rằng đường kính lỗ vừa vặn với cốt thép luồn qua. Các cục kê có móc thường được thiết kế với một khoảng đường kính thép thông dụng từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên người sử dụng cần nắm rõ là những đường kính đã thiết kế sẳn có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không. 

  • Cường độ bê tông của cục kê:

Do cục kê sẽ nằm lại trong kết cấu bê tông cốt thép và trở thành một phần của kết cấu nên các cục kê cần phải có cường độ chịu nén bằng hoặc cao hơn cường độ yêu cầu của kết cấu. Điều này giúp cho kết cấu có sự đồng nhất về cường độ và mang đến chất lượng cao cho công trình.

 

2 / Hướng dẫn lắp đặt:

  • Cục kê đã được kiểm tra khả năng chịu nén phù hợp yêu cầu sử dụng.
  • Kiểm tra cốt thép đã được lắp đặt đúng và hoàn tất.
  • Cung cấp cục kê có chiều dày lớp bảo vệ theo đúng yêu cầu kỹ thuật để sử dụng.
  • Cắt đoạn dây kẽm buộc có chiều dài đủ để buộc thép vào cục kê.
  • Nâng thanh thép lên khỏi mặt sàn và đặt cục kê dưới thanh thép, chỉnh vị trí cục kê vuông góc với thanh thép.
  • Dùng dây kẽm buộc chặt thanh thép vào cục kê.
  • Dùng tay xoay lắc cục kê để chắc chắn rằng cục kê đã được buộc chặt với cốt thép.
  • Khoảng cách giữa các cục kê theo chỉ định của thiết kế.

Cục kê được lắp đặt và cố định với cốt thép bằng dây kẽm

Chọn các mục sau đây để được tư vấn hoặc tìm hiểu các sản phẩmliên hệ với chúng tôi.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha